Chi tiết bài viết - Huyện Gio Linh

Đang truy cập: 415

Hôm nay: 569

Hôm qua: 2,576

Tuần này: 7,557

Tuần trước: 14,932

Tháng này: 36,276

Tháng trước: 62,906

Tổng lượt truy cập: 502,360

Hội nghị triển khai thi hành Luật Thanh tra, Luật Thực hiện dân chủ cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Ngày 22/9/2023, UBND huyện tổ chức Hội nghị triển khai thi hành Luật Thanh tra, Luật Thực hiện dân chủ cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tham dự có đồng chí Lê Sa Huỳnh - Phó Chánh Thanh tra tỉnh, đồng chí Hồ Sỹ Nông - đại diện Sở Nội vụ. Về phía huyện có đồng chí Nguyễn Thiên Bình - UVTV - Chủ tịch UBMTTQVN huyện, đồng chí Nguyễn Thị Hồng Nga - UVTV - Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, đồng chí Dương Đức Hạnh - UVTV - PCT UBND huyện.

Tại Hội nghị

Tại hội nghị, với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, các đại biểu đã được nghe các Báo cáo viên truyền đạt các nội dung chủ yếu của Luật Thanh tra, Luật Thực hiện dân chủ cơ sở. Theo đó, Luật Thanh tra gồm 8 Chương, 118 Điều (tăng 1 chương và 40 điều so với Luật Thanh tra năm 2010). Luật có một số điểm mới mới đáng chú ý như: Tổng cục, Cục thuộc Bộ được thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành; UBND tỉnh có quyền thành lập Thanh tra sở; Quy định rõ thời gian ban hành kết luận thanh tra tại Luật Thanh tra 2022; Luật hóa các tiêu chuẩn bổ nhiệm các ngạch thanh tra viên; bỏ quy định cộng tác viên thanh tra; Quy định mới về các trường hợp miễn nhiệm Thanh tra viên; Bổ sung các điều kiện bảo đảm hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước; Sửa đổi nội dung giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra; Không còn chế định thanh tra nhân dân trong Luật Thanh tra… Luật có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2023.

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023. Luật đã thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng có liên quan đến dân chủ ở cơ sở; cụ thể hoá quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền làm chủ của Nhân dân; bảo đảm tính hợp hiến, tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở bao gồm 91 Điều quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở. Luật đã cụ thể hoá đầy đủ phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” cũng như cơ chế bảo đảm việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Đồng thời, tại Hội nghị, các Báo cáo viên đã triển khai một số nội dung tại Nghị định số 43/2023/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra; Nghị định số 59/2023/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở./.

VP